Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Cách dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam chẳng giống bất cứ đâu
Có người ví học ngoại ngữ hiện như một cuộc thi leo thang. Học sinh và giáo viên cứ mải miết leo và đinh ninh đến nấc thang cuối cùng mặc nhiên sẽ nghe-nói-đọc-viết làu làu?!

 



 


Chuyện dạy và học ngoại ngữ không phải bây giờ mới “nóng”. Thời ông Nguyễn Thiện Nhân còn làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã xới lên rồi. Đỉnh điểm là Đề án dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông với các cuộc tranh luận chọn “ngoại ngữ nào” là chính, tốn biết bao thời gian, công sức.

 

Rồi cái đề án ấy cũng được tiến hành nhưng bây giờ ngành giáo dục lại thấy vẫn chưa ổn, phải tính lại.

 

Từ thực tế việc dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông, có thể thấy học sinh chưa đạt môn ngoại ngữ là chuyện không có gì lạ.

 

Thứ nhất: giáo viên ngoại ngữ trình độ còn rất hạn chế. Cái này chính Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận. Năm 1980 tôi học cấp II ở Tp.HCM. Còn nhớ khi đó, trong giờ nghỉ giải lao, các thầy trò chuyện với nhau bằng tiếng Anh một cách thoải mái khiến học sinh chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Chính điều đó đã ươm mầm niềm đam mê học ngoại ngữ chứ không phải điều gì khác.

 

Còn hôm nay thì sao? Liệu chúng ta có dễ dàng tìm được một giáo viên THCS trao đổi với đồng nghiệp bằng ngoại ngữ một cách tự tin không?

 

Thứ hai: số học sinh trong một lớp hiện quá đông, không thích hợp cho mô hình học và dạy ngoại ngữ.  

 

Thứ ba: SGK, phương pháp giảng dạy và cách thi cử của chúng ta dường như quá tham lam, ôm đồm. Có nhất thiết đòi hỏi phải dạy tốt cả 4 kỹ năng (nghe-nói-đọc-viết) ngay từ lớp 3, thậm chí từ lớp 1? Đề thi nếu chỉ "nhắm" vào ngữ pháp liệu đã hoàn toàn hợp lý?

 

SGK ngoại ngữ cũng là những cuộc tranh luận không hồi kết, trong đó có việc ta soạn hay mượn của Tây. Thực tế cho thấy nhiều nơi lấy nguyên giáo trình nước ngoài dạy, học sinh vẫn giỏi, có sao đâu.

 

Học ngoại ngữ là học văn hóa của nước có ngôn ngữ đó, học cách tư duy (ngôn ngữ) của người bản xứ. Vậy hà cớ gì ta không sử dụng chính giáo trình do họ soạn cho đỡ tốn kém mà độ tin cậy lại rất cao? Có ý kiến cho rằng nếu vay mượn như vậy học sinh không biết giới thiệu đất nước VN cho bạn bè thế giới. Tôi cho rằng việc đó là thứ yếu. Một số người Việt ở nước ngoài thường cười vui khi đọc báo (hoặc văn bản) của ta viết bằng tiếng Tây. Họ bảo: Tây vẫn hiểu nhưng chắc chắn họ không viết như thế. Phải chăng đó chính là hệ quả của việc chưa rèn cách tư duy ngôn ngữ theo kiểu người bản xứ? 

 

Hiện nay, thời gian dành cho phần thực hành trong dạy và học ngoại ngữ không đủ và không phải giáo viên nào cũng biết cách tổ chức thực hành cho hiệu quả. Do vậy, nhiều giáo viên bỏ qua hoặc biến nó thành giờ dạy ngữ pháp để đối phó với các kỳ thi.

 

Có người ví học ngoại ngữ hiện như một cuộc thi leo thang. Học sinh và giáo viên cứ mải miết leo và đinh ninh đến nấc thang cuối cùng mặc nhiên sẽ nghe-nói-đọc-viết làu làu?! Điều đó không đúng! Sự thực đã chứng minh, học sinh hoàn thành bậc THPT, thậm chí là tốt nghiệp ĐH, vẫn chưa giao tiếp bằng ngoại ngữ được. Vì sao? Vì chúng ta chưa quan tâm tới khâu thực hành. Thời thuộc Pháp, lấy được bằng Diplome (tú tài) là học sinh sử dụng tiếng Pháp khá trôi chảy rồi.

 

Với một số lượng từ vựng nhất định, nếu biết sử dụng nhuần nhuyễn, hoàn toàn có thể diễn đạt nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực ở mức độ giản đơn. Ngược lại, ôm một đống ngữ pháp và từ vựng nhưng không biết cách sử dụng (không sử dụng thường xuyên) thì chỉ trong một thời gian ngắn, chữ thầy lại trả thầy thôi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Bàn về các giá trị đạo đức (11-07-2014)
    Người Israel đã dạy chúng ta điều gì? (08-07-2014)
    Để gió cuốn đi - triết lý từ một lời ca (05-07-2014)
    Nói về 'bệnh' nể sợ người nước ngoài ở Việt Nam (03-07-2014)
    Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (01-07-2014)
    Khi lố bịch và dung tục thành 'trào lưu văn hóa' (30-06-2014)
    Những sai lầm về tiền bạc mắc phải ở mọi lứa tuổi (26-06-2014)
    Người Việt Nam có thời ấu thơ kéo dài nhất thế giới? (23-06-2014)
    Sự tha hóa của ngôn từ (20-06-2014)
    6 điều suy ngẫm giúp đạt hiệu quả cao trong công việc (19-06-2014)
    Suy ngẫm về hai chữ Ngã trong đạo Phật (15-06-2014)
    Xung quanh quan niệm về cái đẹp (10-06-2014)
    Có những điều con người cần học từ loài vật (09-06-2014)
    Triết lý và tình cảm trong đôi đũa Việt (06-06-2014)
    Đặc điểm địa lý ảnh hưởng như thế nào đến tính cách dân tộc? (04-06-2014)
    Khổ vì bệnh tật không bằng khổ vì vô minh (27-05-2014)
    Bài học từ Bộ luật đạo đức của thổ dân da đỏ châu Mỹ (25-05-2014)
    Dừng lại và buông xả (22-05-2014)
    Khi con người trở thành tù nhân của 'cái tôi' (22-05-2014)
    Bàn về tâm lý bầy đàn của con người (15-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152827364.